Đời sống ngày càng được nâng cao thì mọi người ngày càng nhận thức được hơn về chế độ ăn uống lành mạnh của mình. Vậy bạn đã biết sử dụng thực phẩm đúng cạch chưa?
- Người cao tuổi nên khám bệnh xương khớp ở bệnh viện nào tại TP Hồ Chí Minh?
- Bị đau lưng nên đi khám ở bệnh viện nào?
- Địa chỉ khám xương khớp ở đâu tốt nhất tại Hà Nội?
Bạn đã biết sử dụng thực phẩm đúng cách chưa?
Các loại thực phẩm lành mạnh cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể giúp tăng cường sức khỏe và phòng chống bệnh tật. Vì thế, cách chế biến và sử dụng của bạn sẽ ảnh hưởng rất lớn tới giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm này. Hãy cùng chuyên mục bí quyết chăm sóc sức khỏe điểm qua các thực phẩm bạn ăn sai cách dưới đây để vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe vừa phát huy tối đa giá trị dinh dưỡng và hiệu quả phòng bệnh của các loại thực phẩm này.
Cách sử dụng một số thực phẩm bạn nên lưu ý?
- Thịt
Thịt là loại thực phẩm rất giàu protein nguồn gốc động vật. Tuy nhiên đây là loại thực phẩm thường bị ăn sai cách. Bạn hãy tránh ăn quá nhiều thịt vào buổi tối. Vì khi đó hệ tiêu hóa dễ bị quá tải và gây ra tình trạng mất ngủ và gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Bạn nên ăn thịt vào các bữa trong ngày để bổ sung đầy đủ dưỡng chất và cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động và làm việc.
- Khoai tây
Khoai tây chứa rất nhiều thành phần bổ dưỡng đó là kali, sắt, phốt-pho và vitamin C . Tuy nhiên nhiều người không biết ăn khoai tây cả vỏ rất tốt cho sức khỏe. Nhưng bạn nên lưu ý khi vỏ khoai tây đã chuyển sang màu xanh (thường là khi khoai tây sắp mọc mầm) thì chất solanine – một độc tố gây hại cho sức khỏe đã được dự trữ ở vỏ khoai tây nên cần gọt sạch vỏ. Ngoài ra, bạn không nên ăn những củ khoai tây đã bị mọc mầm vì khoai tây mọc mầm có thể gây ung thư và gây ngộ độc.
- Cà rốt
Theo nhiều trang tin tức sức khỏe khác cho thấy cà rốt đã qua chế biến sẽ giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn gấp 5 lần so với việc ăn cà rốt sống. Nguyên nhân là do cà rốt đã được chế biến có chứa hàm lượng beta-carotene và lutein cao hơn, rất tốt cho thị lực, giúp làn da đẹp và trẻ trung. Do đó bạn nên ăn cà rốt sau khi đã chế biến.
- Bắp cải
Bạn có biết rằng làm dưa và muối chua là cách chế biến bắp cải tốt nhất và phát huy tối đa giá trị dinh dưỡng của loại thực phẩm này. Bởi vì khi muối dưa thì hàm lượng vitamin C và axit lactic tăng lên do quá trình lên men, axit lactic có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa rất tốt. Ngược lại, khi luộc thì bắp cải được đun sôi, carotene và các chất chống oxy hóa trong bắp cải sẽ biến mất.
Cách sử dụng một số thực phẩm bạn nên lưu ý?
- Tỏi
Cách chế biến tỏi là sau khi cắt tỏi, bạn không nên nấu ngay mà nên chờ 5–10 phút rồi hãy cho vào thức ăn. Làm như vậy sẽ giúp một thành phần vô cùng quan trọng trong tỏi là allicin hình thành. Do đó tỏi sau khi đã thái hoặc băm nhỏ thì nên để ngoài không khí khoảng 10 phút rồi mới cho vào thức ăn chế biến tiếp.
- Cà chua
Cách chế biến cà chua đem lại giá trị dinh dưỡng cao nhất đó là hầm cà chua. Mặc dù hầm cà chua có thể ảnh hưởng tới hàm lượng vitamin C, tuy nhiên cách chế biến này lại giúp tăng hàm lượng lycopene. Lycopene là sắc tố không chỉ tạo ra màu đỏ đặc trưng của cà chua mà còn là một chất chống oxy hóa rất mạnh. Nó giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư, bệnh tim mạch và viêm nhiễm.
- Bí ngô
Bạn có biết rằng vỏ bí ngô có chứa nhiều khoáng chất, chất xơ (chất xơ và các chất pectin) và vitamin C. Vì vậy, bạn ăn bí ngô cả vỏ sẽ giúp cung cấp nguồn dưỡng chất dồi dào cho cơ thể. Và mặc dù bí đỏ là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe bạn cũng không nên ăn quá nhiều vì trong bí đỏ chứa rất nhiều tiền chất của vitamin A, khi chất này không kịp tiêu hoá, sẽ dự trữ ở gan và dưới da là nguyên nhân khiến cho chóp mũi, lòng bàn tay, bàn chân dễ có màu vàng.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn