Loạn thị là một tật khúc xạ ở mắt rất thường gặp, nó không những gây ảnh hưởng đến sức khỏe đôi mắt, đến tầm nhìn và còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- Người cao tuổi nên khám bệnh xương khớp ở bệnh viện nào tại TP Hồ Chí Minh?
- Bị đau lưng nên đi khám ở bệnh viện nào?
- Địa chỉ khám xương khớp ở đâu tốt nhất tại Hà Nội?
Bạn đã biết gì về tật loạn thị ở mắt?
Ánh sáng đi vào trong mắt qua bộ phận giác mạc. Giác mạc trong suốt có hình chỏm cầu nằm phía trước nhãn cầu. Theo nhiều chia sẻ trên trang tin tức sức khỏe khác được biết, lật loạn thị xảy ra khi mà giác mạc không còn giữ được độ cong hoàn hảo mà bị biến dạng không đều, khiến các tia sáng đi vào mắt hội tụ ở nhiều điểm khác nhau (có thể ở phía trước hoặc phía sau võng mạc). Bài viết dưới đây sẽ được thầy cô Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ một số điều về tật loạn thị ở mắt.
Bệnh loạn thị là gì ?
Thầy giảng viên Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết loạn thị là một tật của mắt liên quan đến khúc xạ ánh sáng. Ở mắt bình thường, các tia sáng phản chiếu từ vật sau khi đi qua thủy tinh thể thì được hội tụ ở đúng ngay trên trên võng mạc. Nhưng ở mắt bị loạn thị, các tia sáng của vật lại được hội tụ ở nhiều điểm trên võng mạc khiến cho người bị bệnh loạn thị thấy hình ảnh nhòe, không rõ ràng.
Loạn thị có thể đi kèm với viễn thị thành tật viễn loạn, hoặc đi kèm với cận thị thành tật cận loạn.
Loạn thị với cận thị khác nhau như thế nào?
Trong nhiều chương trình bí quyết chăm sóc sức khỏe cho biết, loạn thị cùng với Cận thị là hai chứng bệnh về khúc xạ rất phổ biến trong xã hội ngày nay, tuy nhiên chúng ta cần phân biệt rõ giữa hai chứng bệnh này để áp dụng phương pháp điều trị phù hợp:
- Cận thị có thể nhìn rõ khi gần nhưng bị mờ khi nhìn xa. Loạn thị dù nhìn gần hay xa thì hình ảnh đều bị nhòe, không rõ ràng.
- Người bị cận thị phải mang kính điều chỉnh lõm, có tác dụng điều chỉnh khúc xạ ánh sáng về võng mạc giúp người bệnh nhìn xa. Trong khi đó, người loạn thị phải đeo kính hội tụ để điều chỉnh các tia hình ảnh hội tụ về đúng võng mạc.
- Cận thị tiến triển nặng lên theo thời gian nếu không được điều chỉnh, chăm sóc cẩn thận. Ngược lại loạn thị thường không bị nặng lên theo thời gian.
- Trường hợp loạn thị thường ít phải thay số kính như cận thị.
Nguyên nhân của bệnh loạn thị là gì?
Mắt loạn thị có nguyên nhân chủ yếu là do giác mạc có hình dạng bất thường. Giác mạc bình thường sẽ có hình cầu, nhưng khi bị loạn thị giác mạc sẽ có độ cong không đều. Chính sự thay đổi độ cong của bề mặt giác mạc làm cho hình ảnh hội tụ thành nhiều điểm trên võng mạc, dẫn đến hình ảnh nhìn bị mờ nhòe, biến dạng. Ngoài ra loạn thị còn có thể do độ cong của thủy tinh thể bất thường, loạn thị có nguy cơ cao ở những người di truyền loạn thị từ bố/mẹ, từng bị tổn thương mắt như sẹo giác mạc, hoặc do tuổi tác đã cao.
Bị loạn thị có nhiều loại khác nhau, tùy thuộc vào sự phối hợp của loạn thị với cận thị, hoặc viễn thị: Loạn viễn đơn thuần, loạn viễn kép, loạn cận đơn thuần, loạn cận kép, loạn thị hỗn hợp.
Những dạng bệnh loạn thị
Dạng loạn thị đều
Trong loạn thị đều, các kinh tuyến của mắt thay đổi dần từ kinh tuyến có chiết quang cao nhất đến kinh tuyến có chiết quang thấp nhất. Những triệu chứng thường gặp khiến người bệnh đi khám là:
- Song thị: hay gặp trong loạn thị nghịch. Loạn thị là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra song thị một mắt. Cần phải khám kỹ khi có triệu chứng trên.
- Quáng mắt: ánh sáng mặt trời làm mắt đau nhức, khó chịu là triệu chứng khá điển hình và cần phải khám xem người bệnh có bị loạn thị không.
Những dạng bệnh loạn thị
Loạn thị cận
Loạn thị viễn
Loạn thị hỗn hợp
Dấu hiệu, biểu hiện nhận biết mắt bị loạn thị?
– Mắt mờ, khi nhìn hình ảnh thấy bị mờ và nhòe đi.
– Tầm nhìn bị nhân đôi, nhìn một vật có thể cảm giác như xuất hiện 2 – 3 bóng mờ.
– Khó khăn khi nhìn ở bất kỳ khoảng cách nào, kể cả vật ở xa hay gần.
– Một số biểu hiện kèm theo như: nhanh mỏi mắt, chảy nước mắt, đau đầu, đau cổ, …
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn